NaOH (Sodium hydroxide) - JHD/Sơn đầu

Thương hiệu: Sơn Đầu TQ | Hóa chất, Tẩy rửa, Thí nghiệm, 

Đánh giá

:

Giá

:

Liên hệ

Mô tả :

Tên sản phẩm: Sodium hydroxide, natri hydroxide

Cas: 1310-73-2

Công thức hóa học: NaOH

Xuất xứ: Trung Quốc

Quy cách: Chai nhựa 500g

 

CÓ CHIẾT KHẤU HẤP DẪN VỚI ĐƠN HÀNG LỚN.

CÓ CHIẾT KHẤU HẤP DẪN VỚI ĐƠN HÀNG LỚN.

CHUẨN BỊ HÀNG NHANH CHÓNG.

CHUẨN BỊ HÀNG NHANH CHÓNG.

TƯ VẤN NHIỆT TÌNH, HỖ TRỢ TỐI ĐA.

TƯ VẤN NHIỆT TÌNH, HỖ TRỢ TỐI ĐA.

CUNG CẤP HÓA ĐƠN ĐỎ VAT HOẶC HÓA ĐƠN CỬA HÀNG.

CUNG CẤP HÓA ĐƠN ĐỎ VAT HOẶC HÓA ĐƠN CỬA HÀNG.

1. Tổng quan về Sodium hydroxide 

Sodium hydroxide (công thức hóa học: NaOH)  hay thường được gọi là xút hoặc xút ăn da hay là kiềm NaOH (kiềm ăn da) là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxide tạo thành dung dịch base mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, xà phòng, chất  tẩy rửa, tơ nhân tạo… Sản lượng trên thế giới năm 1998 vào khoảng 45 triệu tấn. Natri hydroxide cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm, như làm khô các khí hay thuốc thử.

2. Tính chất vật lý

•    Ngoại quan: Dạng vảy, màu trắng.
•    Khối lượng riêng: 2,1 g/cm3.
•    Mùi, vị:  Không mùi.
•    Điểm sôi: 1.390 độ C (1.663K).
•    Điểm nóng chảy: 318 độ C 
•    Độ hòa tan trong nước: 111 g/100ml (20 oC).
•    Dung dịch NaOH: có tính bazo mạnh, nhờn, tỏa nhiệt mạnh có thể làm bục vải, giấy và ăn mòn da.
•    Ngoài ra, NaOH có tính hút ẩm rất mạnh.
•    Là một bazơ mạnh: làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch phenolphthalein hóa hồng

3. Tính chất hóa học

•    Phản ứng với CO2:  2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
•    Phản ứng với muối tạo muối mới và bazo mới: 2NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2
•    Phản ứng với kim loại mạnh tạo thành kim loại mới và bazo mới: NaOH + K → KOH + Na
•    Phản ứng với các axit hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy phân este: CH3COOH +NaOH  → CH3COONa + H2O
•    Phản ứng với axit và oxit axit tạo thành muối và nước: NaOH + HCl → NaCl + H2O
                                                                                           2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

4. Ứng dụng của NaOH trong đời sống

•    Trong xử lý nước: Xút vảy được sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh độ pH và tái sinh nhựa trong quá trình trao đổi ion. Ngoài ra còn được sử dụng để trung hòa và xử lý cáu cặn trong đường ống nước.
•    Trong công nghiệp giấy: Xút được sử dụng làm hóa chất để xử lý đối với gỗ, tre, nứa...phục vụ cho nguyên liệu sản xuất giấy theo phương pháp Sulphate và Soda.
•    Trong công nghiệp luyện nhôm: NaOH được sử dụng để làm sạch quặng.
•    Đối với dệt nhuộm: NaOH được sử dụng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, tăng độ bóng và nhanh hấp thụ màu cho vải nhuộm.
•    Đối với sản xuất sợi tơ nhân tạo: Xút được sử dụng để phân hủy ligin- một loại chất thường có hại hay đi kèm với cellulose có trong bột gỗ.
•    Trong công nghiệp sản xuất các chất tẩy rửa:  NaOH được sử dụng để thủy phân chất béo có trong dầu mỡ của động thực vật phục vụ sản xuất nước giặt, chất tẩy rửa.
•    Trong công nghiệp dược phẩm:  Được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chứa gốc Na
•    Trong công nghiệp hóa khử trùng: Tẩy trắng tạo ra các chất tẩy rửa như nước Javen cho xử lý nước hồ bơi 
•    Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: Thường được sử dụng để loại bỏ các axit béo trong khâu tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm. 
•    Tạo ra chất tẩy giặt: Được sử dụng để phân hủy các chất béo có trong dầu mỡ của thực vật để sản xuất xà phòng
•    Trong chế biến thực phẩm: NaOH được sử dụng trong quy trình loại bỏ axit béo để tinh chế dầu động vật, thực vật trước khi dùng để sản xuất thực phẩm 
•    Trong công nghiệp dầu khí: Dùng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan

5. Những lưu ý khi sử dụng NaOH

Khi sử dụng sodium hydroxide (NaOH), cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
•    Sử dụng thiết bị bảo hộ: Đeo găng tay bảo hộ, kính bảo hộ và khẩu trang để bảo vệ da, mắt và hệ hô hấp khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với NaOH, vì nó có thể gây bỏng nghiêm trọng.
•    Làm việc trong khu vực thông gió tốt: Sử dụng NaOH trong không gian có thông gió đầy đủ để giảm nguy cơ hít phải hơi hoặc bụi từ NaOH, đặc biệt khi xử lý các dạng bột hoặc dung dịch nồng độ cao.
•    Tránh tiếp xúc với da và mắt: NaOH là chất ăn mòn mạnh và có thể gây bỏng hoặc tổn thương nghiêm trọng nếu tiếp xúc với da hoặc mắt. Trong trường hợp tiếp xúc, rửa ngay bằng nước sạch và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế nếu cần.
•    Lưu trữ đúng cách: Bảo quản NaOH ở nơi khô ráo, mát mẻ và kín đáo, xa tầm tay trẻ em và các chất không tương thích. Đảm bảo rằng bao bì chứa NaOH được niêm phong chặt chẽ để tránh hút ẩm và phản ứng với không khí.
•    Pha loãng cẩn thận: Khi pha loãng NaOH từ dạng bột hoặc dung dịch đậm đặc, hãy luôn cho NaOH vào nước chứ không phải ngược lại. Việc cho nước vào NaOH có thể tạo ra phản ứng nhiệt mạnh, gây nguy cơ phỏng hoặc bắn dung dịch ra ngoài.
•    Sử dụng đúng lượng: Đảm bảo sử dụng đúng lượng NaOH theo quy định của hướng dẫn hoặc công thức để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt, có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong các phản ứng hóa học.
•    Đối phó với sự cố: Chuẩn bị các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong trường hợp rò rỉ hoặc đổ tràn. Dùng cát hoặc các vật liệu hấp thụ khác để làm sạch và thu gom NaOH, sau đó xử lý chất thải theo quy định địa phương.
•    Tìm hiểu và tuân thủ quy định: Tham khảo các tài liệu an toàn hóa chất và hướng dẫn sử dụng cụ thể để đảm bảo việc sử dụng NaOH đúng cách và tuân thủ các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường.

Quý khách hàng quan tâm đến Sodium hydroxide NaOH của HOAVIETCHEM, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0979.518.693/ 0354.174.605 hoặc truy cập website https://thietbihoaviet.come.vn/  để  được báo giá và tư vấn trực tuyến.

Sản phẩm liên quan

0979.518.693
Chat Messenger Chat Zalo