HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM LÀ GÌ?
+ Hiểu nôm na, hóa chất thí nghiệm là những loại hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm để học sinh, sinh viên và giảng viên thực hành trong nghiên cứu. Hóa chất thí nghiệm rất đa dạng, ứng dụng nhiều trong ngành công nghệ: Nuôi, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật môi trường… lượng hóa chất được sử dụng chủ yếu tập trung ở các phòng thí nghiệm hóa, công nghệ sinh học, kỹ thuật môi trường, hóa – vi sinh, bệnh học.
+ Hóa chất ngoài những chất an toàn, trong phòng thí nghiệm còn có nhiều loại hóa chất độc, nguy hiểm như: acid nitric, aceton, bari nitrat, brom lỏng, metanol,… Tuy nhiên những chất này được sử dụng và phân loại rất thận trọng nên các bạn đừng lo lắng quá.
PHÂN LOẠI HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM:
Dựa theo công dụng, có thể chia các hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm làm hai nhóm chính:
* Nhóm thông dụng:
Gồm một nhóm tương đối nhỏ các chất hóa học: các axit (clohydric, nitric, sulfuric), các kiềm (dung dịch amoniac, kiềm natri, kiềm kali) và bari oxit, một số muối, chủ yếu là muối vô cơ…
* Nhóm đặc dụng:
Chỉ được dùng đối với những công việc nhất định, loại chất hóa học trong nhóm này được thí nghiệm trong chương trình nâng cao.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
Người làm việc trong phòng thí nghiệm phải biết những tính chất chính của các hóa chất đem dùng, đặc biệt phải biết mức độ độc hại của chúng và khả năng tạo thành các hỗn hợp dễ nổ, dễ cháy với các thuốc thử khác. Ví dụ: nước đổ vào acid sẽ gây ra hiện tượng nổ.
– Để tiết kiệm hóa chất (đặc biệt những hóa chất quý), chỉ nên pha dung dịch với lượng cần thiết cho thí nghiệm vì dung dịch không dùng đến thường bị hỏng.
– Với các thuốc thử thông dụng, dùng với lượng nhiều nên đựng vào lọ lớn. Các thuốc thử ít dùng và hiếm thường đóng trong các lọ bé và được bảo quản riêng.
– Các hóa chất rắn khi để trong chai lọ có thể vón lại thành cục, rất khó lấy ra. Trước khi lấy hóa chất ra khỏi chai lọ, cần xem kỹ cổ lọ, vứt bỏ tất cả những gì ở cổ lọ có thể rơi vào làm bẩn chất lấy ra. Nên dùng thìa sứ hoặc bay sứ để lấy hóa chất ra khỏi lọ hoặc đổ hóa chất qua chiếc phễu dùng cho chất bột.
– Hóa chất bị rơi vãi trên bàn không thể tránh khỏi bụi bẩn, không được bỏ trở lại vô lọ.
* Chú ý giữ gìn độ tinh khiết của hóa chất là nguyên tắc chủ yếu nhất khi làm việc.
– Nếu trong lọ chỉ còn một ít hóa chất thì nên chuyển nó sang một lọ nhỏ hơn để tránh choán chỗ.
– Trên các lọ hóa chất nhất thiết phải có nhãn ghi ký hiệu của hóa chất trong lọ.
– Trước khi cho hóa chất vào lọ, phải rửa thật sạch và sấy khô lọ, chọn trước một chiếc nút để đậy. Không nên cho hóa chất vào lọ chưa được sấy khô.
– Khi cân hóa chất khô, không nên cho hóa chất trực tiếp lên đĩa cân vì có thể làm hỏng cân mà phải dùng vật chứa như mặt kính đồng hồ, bêcher,…
– Các hóa chất dễ cháy phải được để riêng và bảo quản trong điều kiện đặc biệt.
– Không nên để chung các hóa chất mà khi tương tác có khả năng bốc cháy hoặc cho thoát ra một lượng nhiệt lớn.
– Không nên nhầm lẫn nút của những bình đựng các hóa chất khác nhau để tránh làm bẩn các hóa chất đó.
– Khi bảo quản những chất dễ hút ẩm hoặc dễ biến đổi khi tiếp xúc với không khí thì phải đậy lọ thật kín và gắn nút lọ bằng parafin.
– Xem kỹ quy định sử dụng hóa chất, chú ý các thông báo, thông tin ghi trên các chai lọ đựng hóa chất.
– Những hóa chất thí nghiệm, dung môi dễ cháy không để gần lửa, không đun ngọn lửa trần.
– Tuyệt đối không ngửi trực tiếp các chất dễ cháy, dễ bay hơi…bất kỳ chất hóa học nào tại đó (Nếu chưa có sự hướng dẫn của chuyên viên).
– Sử dụng khoa học các hóa chất, các dung môi đã sử dụng nên thu gom riêng vào các can, thùng chứa riêng để xử lý, không xả vào nguồn nước thải.
– Nên nhớ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc theo sự điều phối của chuyên viên khi sử dụng hóa chất trong thí nghiệm.
CÁCH SẮP XẾP HÓA CHẤT
– Có phòng để cất giữ hóa chất riêng biệt với các dụng cụ thiết bị.
– Sắp xếp theo công dụng, độ tinh khiết, độ độc hại, tính chất đặc trưng của từng chất.
– Phải có nhãn trên tất cả các bao bì đựng hóa chất.
– Phải có bản hướng dẫn sơ đồ sắp xếp hóa chất.
QUẢN LÝ HÓA CHẤT
– Phải có danh sách các thuốc thử hiện có về cả số lượng và chất lượng.
– Phải có bảng sử dụng hóa chất hàng ngày.
– Báo cáo tình trạng hóa chất theo tuần, tháng, học kỳ, năm.
– Phải có kế hoạch mua bổ sung hóa chất kịp thời.
– Phải có phương án bảo quản hóa chất hợp lý theo đúng tính chất của từng loại.
– Phải có hồ sơ hóa chất của phòng thí nghiệm, tên gọi, công thức, nơi sản xuất, hạn sử dụng, đặc tính, cách sử dụng, số lượng.
Về nghiệp vụ, phải đảm bảo người sử dụng có chuyên môn sử dụng hóa chất, phân loại và hiểu biết mức độ độc hại giữa các hỗn hợp nguy hiểm như: cháy nổ…
LỰA CHỌN MUA HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM Ở ĐÂU ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG?
Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới đều chú trọng mở rộng và phát triển. Từ đó các loại hóa chất được ứng dụng làm nguyên liệu, thành phần không thể thiếu để tạo ra các loại sản phẩm, hàng hóa và không ngừng mở rộng phạm vi ứng dụng. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp các sản phẩm hóa chất, Trong đó HOAVIET tự hào là nhà cung cấp hóa chất thí nghiệm chất lượng, với uy tín hàng đầu hiện nay.
Chúng tôi cam kết mang đến tay người dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, mẫu mã đa dạng, phù hợp với xu hướng hiện đại và giá thành "luôn luôn hợp lý".
Để có những sản phẩm tốt nhất, quý khách xin vui lòng liên hệ đến HOTLINE:
+ Mr Hùng: 0915 671 585
+ Mrs Lan: 0975 157 569
Hoặc truy cập https://thietbihoaviet.com.vn/ để được tư vấn trực tiếp.