• Hợp chất hữu cơ formaldehyde (còn được biết đến như là methanal, formalin, formon), ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh. Formaldehyde là aldehyde đơn giản nhất có công thức hóa học là CH2O. Formaldehyde lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867.
• Formaldehyde có thể được tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu chứa carbon. Có thể tìm thấy nó có mặt trong khói của các đám cháy rừng, trong khí thải ô tô và trong khói thuốc lá. Trong khí quyển Trái Đất, formaldehyde được tạo ra bởi phản ứng của ánh sáng mặt trời và oxy đối với methan và các hyđrocarbon khác có trong khí quyển. Một lượng nhỏ formaldehyde được tạo ra như là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của phần lớn các sinh vật, trong đó có con người.
2. Đặc trưng hóa lý Formaldehyde
2.1 Tính chất vật lý • Trạng thái: Formaldehyde là một chất khí ở nhiệt độ phòng, nó rất dễ hòa tan trong nước và chủ yếu được bán ra dưới dạng dung dịch 37% trong nước được gọi theo tên thương phẩm là formalin hay formone. Trong nước, formaldehyde bị polymer hóa và formalin trên thực tế chứa rất ít formaldehyde ở dạng đơn phân H2CO. Thông thường, các dung dịch này chứa thêm một chút methanol để hạn chế sự polymer hóa.
• Màu sắc: Formaldehyde là một khí không màu.
• Mùi: Formaldehyde có mùi đặc trưng, hơi cay và có thể gây khó chịu ở nồng độ cao.
• Nhiệt độ sôi và điểm đông đặc: Formaldehyde nguyên chất (ở trạng thái khí) có điểm sôi khoảng -19°C (-2.2°F) và điểm đông đặc khoảng -80°C (-112°F).
• Khả năng hòa tan: Formaldehyde dễ hòa tan trong nước, ethanol và ether, nhưng không hòa tan trong dầu.
• Khối lượng phân tử: Khối lượng phân tử của formaldehyde là 30.03 g/mol. 2.2 Tính chất hóa học • Tính khử: Formaldehyde là một chất khử mạnh, có thể phản ứng với các chất oxy hóa để bị oxy hóa thành axit formic (HCOOH).
• Tính phản ứng với amin: Formaldehyde phản ứng với các amin để tạo ra các sản phẩm gọi là methylene-amin hoặc các hợp chất liên kết chéo. Phản ứng này được sử dụng trong việc sản xuất nhựa amin-formaldehyde như urea-formaldehyde và phenol-formaldehyde.
• Tính phản ứng với phenol: Formaldehyde phản ứng với phenol để tạo thành nhựa phenol-formaldehyde, thường được biết đến với tên gọi bakelite, một loại nhựa tổng hợp rất bền.
• Phản ứng oxi hóa: Formaldehyde có thể bị oxi hóa bởi oxi không khí hoặc các chất oxy hóa mạnh khác, dẫn đến sự hình thành axit formic hoặc cacbon dioxit. Phương trình phản ứng: CH2O+O2→HCOOH
• Phản ứng với nhóm -SH: Formaldehyde có thể phản ứng với các nhóm -SH trong các protein hoặc hợp chất chứa lưu huỳnh để hình thành các liên kết chéo, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc và tính chất của các protein.
• Tạo phức hợp với các hợp chất: Formaldehyde có thể tạo phức hợp với các hợp chất như acetone để tạo thành hợp chất hữu cơ có tính chất hóa học khác biệt.
3. Ứng dụng của Formaldehyde
3.1 Ứng dụng của Formaldehyde trong công nghiệp sản xuất • Các loại keo được sử dụng trong công nghiệp chế tạo gỗ thường có thành phần chính là hóa chất formaldehyde. Với tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền. Ngoài ra formaldehyde trong keo có tính kết dính mạnh tăng cường độ cứng đồng thời có tác dụng chống ăn mòn chống côn trùng mối mọt và giữ hình thái khiến tấm ván rắn chắc.
• Hóa chất công nghiệp Formaldehyde dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo, trong giấy, sơn, xây dựng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, keo dán, thuốc nổ, các sản phẩm làm sạch, trong thuốc và sản phẩm nha, giấy than, mực máy photocopy…
• Formaldehyde có tính khử trùng rất cao nên có được sử dụng để làm chất tuyệt trùng trong nông nghiệp và thủy sản.
• Formaldehyde cũng được tạo thành dạng bọt xốp để sản xuất vật liệu cách điện hay đúc thành các sản phẩm theo khuôn. Việc sản xuất nhựa từ Formaldehyde chiếm hơn một nửa sản lượng tiêu thụ Formaldehyde. 3.2 Ứng dụng của Formaldehyde trong công nghiệp bảo quản • Formaldehyde dễ dàng phối hợp với các protein (thường là thành phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rữa, không ôi thiu để kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh ướt…
• Ngoài ra nó còn có cả trong bia để chống cặn vì giá thành thấp. 3.3 Ứng dụng của Formaldehyde trong y học • Nếu dung dịch Formaldehyde có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng gọi là formon hay formalin. Đây là chất được sử dụng rất nhiều trong y khoa với vô số các tác dụng như diệt vi khuẩn, diệt trùng và là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người, ướp xác…
Quý khách quan tâm đến Formaldehyde HCHO của HOAVIETCHEM, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0979.518.693/ 0354.174.605hoặc truy cập website https://thietbihoaviet.com.vn/để được báo giá và tư vấn trực tuyến.